Chùa Huyền Không ngay tại xứ Huế

Rate this post

Có một ngôi chùa vừa cổ kính vừa hiện đại, mang kiến trúc độc đáo, mới lạ, thoạt nhìn cứ tưởng đang ở xứ Ấn xa xôi, nhưng không, nó nằm ngay “sát xịt” Đà Nẵng mình thôi.

Chùa Huyền Không (hay còn gọi là Huyền Không 1, Huyền Không Sơn Trung) tọa lạc ở thôn Nham Biền, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, ngoại vi thành phố Huế (cách chùa Thiên Mụ gần 3 km về phía tây). Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông, hậu thân của chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Phú Lộc xưa.

Chùa được xây dựng bằng vật liệu bê tông cố thép hiện đại, chắc chắn, nhưng vẫn mang dáng dấp cổ kính, hài hòa với đường nét chung của vùng đất cố đô. Ngôi chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 6.000 m2 ngập tràn cây xanh, khung cảnh hữu tình, tạo nên một không gian tĩnh tâm, yên bình.

@journey_of_freedom

Chùa Huyền Không

Mang dáng dấp ngôi chùa vườn, chùa đã tạo được cảnh sắc thanh tịnh, nên thơ qua nhiều công trình nhân tạo như: Thanh Tâm viên, Yên Hà các, Hứa Nhất Thiên viên… Tất cả đều góp phần mang đến cho du khách thập phương và các Phật tử một môi trường sinh thái an lành, nhiều mỹ cảm, là một chốn thiền an yên.

@asclepiusthai

Đặc biệt, ở chùa Huyền Không có một Bảo tháp Đại Giác được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp Mahā Bodhi Gāya ở Ấn Độ nhưng kích cỡ thu nhỏ hơn. Chiều cao của tháp chính là 37m, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24m, chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4m, cạnh đáy dọc là 9,4m. Tháp được xây dựng bằng gạch đất sét nung với hệ dầm, cột bê-tông làm khung chịu lực. Bốn tháp phụ mang tính trang trí và đối trọng lực để tạo sự cân bằng cho tháp chính khi có bão lớn và biến động đất.

 

 

Tháp có một tầng nền làm đế và phía trên là quần thể tháp 5 ngôi. Trong đó chỉ có ngôi tháp chính có không gian bên trong đủ rộng để sử dụng nên được bố trí thành 6 tầng. Chính nhờ tòa Bảo tháp Đại Giác này mà ngôi chùa trông có vẻ “ngoại quốc” hơn, nhìn chẳng khác gì chùa ở Ấn Độ nhỉ?

 

Vào cửa thiền Huyền Không ngoài tôn giáo, ngoài chốn thảo an vãn cảnh, còn là một góc nhân văn của xứ Huế mộng mơ. Ai lên chùa là gặp ngay ở triền núi dọc con đường vào – những tấm đá khắc chữ bằng thư pháp – đã phôi pha màu thời gian, cho ta nhiều suy ngẫm và triết lý, ở đấy bằng thơ bằng chữ, qua cảnh qua tình, mà thấy đạo thấy đời.